Những chú ý về sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Trong tháng 10/2018, Rev Prescrire (tạp chí y khoa Pháp) cung cấp đánh giá về phản ứng có hại của thuốc ức chế bơm proton được chia thành 3 loại chính:
1. Phản ứng có hại ngắn hạn, mức độ nhẹ và ít gặp, như đau đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, nôn và trong các trường hợp này, bệnh nhân hiếm khi cần ngừng thuốc.
2. Các triệu chứng liên quan tới tăng tiết acid hồi ứng sau khi ngừng thuốc, với các biểu hiện như ợ chua, ợ nóng do ngừng thuốc đột ngột.
3. Một loạt các phản ứng có hại xuất hiện tương đối muộn, có thể nghiêm trọng và gây tàn tật và nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi pH dạ dày và liên quan đến tính tự miễn. Mặc dù ít gặp nhưng do được sử dụng rộng rãi, tất cả các phản ứng có hại của nhóm thuốc này cần phải được nghiên cứu và biết đến:
+ Nhiễm khuẩn, đặc biệt ở hệ tiêu hóa, ví dụ nhiễm Clostridium difficile, nguyên nhân gây ra viêm đại tràng giả mạc.
+ Gãy xương, tăng nguy cơ gãy xương hông, đốt sống hoặc cổ tay. Một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện đau cơ như viêm đa cơ hay viêm khớp đã được báo cáo.
+ Giảm hấp thu vitamin B12, có khả năng gây thiếu máu thứ phát.
+ Giảm natri và magnesi máu có triệu chứng (co giật, loạn nhịp, nôn mửa ) hoặc không có triệu chứng. Giảm calci và kali máu xảy ra đồng thời.
+ Tổn thương thận như viêm thận kẽ và rối loạn miễn dịch khác. Cơ chế rối loạn miễn dịch và bệnh thận liên quan tới rối loạn khác như cơ, gan, huyết học và da.
Khuyến cáo: với người bệnh, chỉ sử dụng PPI khi có đơn thuốc. Với nhân viên y tế, sử dụng PPI đúng mục đích, hạn chế sử dụng kéo dài.
(Nguồn: BIP Occitanie 2018;25(4): 6889, Canhgiacduoc.org.vn)
- Nguy cơ viêm da mủ hoại thư liên quan đến việc sử dụng kháng thể đơn dòng kháng CD20
- Cập nhật khuyến cáo của Mhra về việc loại bỏ chỉ định giảm đau sau phẫu thuật của các thuốc Opioid dạng giải phóng kéo dài
- Sử dụng công cụ tra cứu điện tử tương tác thuốc chống chỉ định
- Cập nhật quản lý và sử dụng dịch truyền albumin trong thực hành dưới góc nhìn dược lâm sàng
- Cập nhật chỉ định 2025
- BÀI THÔNG TIN THUỐC CÁC LOẠI DUNG DỊCH AMINO SỬ DỤNG TRONG LÂM SÀNG
- Tối ưu hoá truyền liên tục Meropenem
- Quy định về duyệt cấp phát một số thuốc tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá năm 2025
- Thông tin thuốc lưu ý về tương kỵ Ciprofloxacin – Cefoperazon
- Hướng dẫn sử dụng một số thuốc dược liệu cổ truyền sử dụng tại bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa năm 2024-2025
Tin tức mới nhất
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24